Tin tức

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Nguyễn Dực Tông Tự Đức hoàng đế, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H1. Toàn cảnh Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức có diện tích gần 20 ha gồm khoảng 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ, tất cả đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm,Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H2. Cổng

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H3. Xung khiêm tạ

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H4. Dũ khiêm tạ

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H5. Thành hồ sen xây đá hộc, lan can gạch

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H6. Cầu đá

Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường- nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm ViệnDung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H7. Khiêm cung môn

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H8. Bi đình đựng Khiêm cung ký

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H9. Trụ biểu

NHỮNG KHU VƯỜN PHƯƠNG ĐÔNG (PHẦN 4)- LĂNG TỰ ĐỨC

H10. Biển chỉ dẫn thiết kế theo phong cách Lăng

Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia "Thánh đức thần công" trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.

Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, các công trình cầu kỳ diễm lệ, Lăng Tự Đức đến nay vẫn được coi là khu vườn đẹp nhất Việt Nam.

2016.05.11. Bài TT tổng hợp từ Internet, ảnh Loctung.com