Dự án khác - Other Projects

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

Cầu Long Biên Được người Pháp khởi công xây dựng năm 1899 bắc qua sông Hồng và đưa vào sử dụng năm 1902, đã từng là một trong hai cây cầu thép lớn nhất thế giới đầu thế kỷ 20. Khi đó, cầu Long Biên đã sánh vai với các công trình biểu tượng của thế giới như tháp Eifel ở Paris hay tượng nữ thần tự do ở New York. Ở Việt Nam, cầu Long Biên có ý nghĩa lịch sử nối liền tuyến giao thông đường sắt huyết mạch nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn), bắt đầu cho kỷ nguyên khai thác đường sắt. Với chiều dài 1682m và chiều cao hơn 40m đoạn qua sông, 800m đoạn đường dẫn chạy qua khu phố cổ, cây cầu hùng vỹ và lãng mạn ấy đã ghi đậm vào ký ức của biết bao người dân Hà Nội, đã sống cùng họ những ngày buôn bán hòa bình, những năm chiến tranh khốc liệt. Cầu đã trải qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần cải tạo trùng tu khác, tuy nhiên do đã bị tàn phá trong chiến tranh cũng như tuổi thọ quá lớn, cây cầu vẫn không tránh khỏi sự xuống cấp trầm trọng, mất an toàn giao thông. Chiều cao tĩnh không của cây cầu sau bao năm đã trở nên lạc hậu, khó đáp ứng nhu cầu giao thông đường thủy. Hiện nay cầu chỉ dành cho tàu hỏa và giao thông thô sơ, người đi bộ. Như vậy giá trị giao thông của cây cầu ngày càng bị thu hẹp và gánh nặng duy tu bảo dưỡng ngày càng trở nên khổng lồ.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H1. Cầu Long Biên đầu thế kỷ 20

 

Hiện nay dự án đường sắt đô thị số 1 (đi trên cao từ Ngọc Hồi đến Yên Viên) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2005, trong đó có việc làm mới cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu và cầu sẽ sớm được khởi công xây dựng. Việc cởi bỏ chức năng giao thông cho cầu Long Biên đã có thể nhìn thấy trong ngày một ngày hai. Đã đến lúc chúng ta cần phải tìm cho cây cầu Long Biên những giá trị mới lớn hơn nhiều giá trị hiện có của cây cầu. Với giá trị vốn có là một cây cầu nổi tiếng thế giới, chứa đựng trong mình đầy ắp những ký ức hào hùng của dân tộc, chúng tôi nghiên cứu chuyển đổi chức năng giao thông của cầu Long Biên sang chức năng làm văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và du lịch chắc chắn sẽ mang lại cho cây cầu những giá trị mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

Không những thế, cầu Long Biên còn có dải đường dẫn dài 800m trên 131 nhịp vòm xuyên qua khu phố cổ và chợ Đồng Xuân. Một khi được giải phóng chức năng giao thông đường sắt, dải đường dẫn này có thể trở thành một công viên trên cao cho thành phố như kinh nghiệm công trình Viaduc des Arts của Pháp hay công viên High Line- New York.

Là một người nặng lòng với Cầu Long Biên, KTS Nga Nguyễn đã mong mỏi được chuyển đổi chức năng giao thông của cây cầu thành chức năng văn hóa nghệ thuật, khiến cho cây cầu có thể tồn tại mãi với Hà Nội như một biểu tượng kỹ thuật, nghệ thuật và lịch sử.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H2. Kiến trúc sư Nga Nguyễn trong Festival Cầu Long Biên

Năm 2009 và 2010, KTS Nga Nguyễn đã tổ chức thành công hai kỳ lễ hội trên cầu Long Biên để chào mừng sự kiện Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi. Chính 2 lễ hội này đã đưa cây cầu Long Biên từ một cây cầu của giao thông sang cây cầu của lịch sử, văn hóa nghệ thuật, cây cầu mang thông điệp Hòa Bình kết nối Việt Nam tới Thế giới, với sự tham gia của 70 quốc gia có đại sứ tại Việt Nam. Sự thành công của 2 lễ hội này đã bước đầu chứng tỏ tính khả thi của việc chuyển đổi chức năng giao thông của cây cầu sang chức năng văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và du lịch. Ý định đó đã được đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo nguyên thủ ủng hộ.

Mục tiêu của dự án là

-          Bảo tồn, giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc còn lại của cầu (các nhịp, dầm thép, mố trụ cầu) nhằm giữ lại một phần kí ức lịch sử đã qua.

-         Cải tạo, dựng lại những nhịp cầu đã mất nhằm thiết lập lại hình dáng ban đầu của cây cầu, nâng cao cầu lên 3,2m để đảm bảo thông thuyền theo quy định và mở rộng hai bên cầu để tăng hiệu quả sử dụng không gian thăm quan, du lịch trên cầu.

-          Khai thác yếu tố du lịch và cải thiện môi trường dân sinh: xây dựng cây cầu trở thành bảo tàng lịch sử cận đại; cải tạo đoạn đường dẫn lên cầu nằm trên 131 vòm cầu thành khu vườn treo và phố nghề nghệ thuật…

-          Phát triển cầu Long Biên trở thành “Cây cầu bảo tàng” là một điểm nhấn trong cấu trúc không gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Xây dựng Thủ Đô Hà Nội “Xanh – Văn Hiến – Văn Minh– Hiện Đại”, tham gia vào danh sách các thành phố sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế (design). Đảm bảo sự phát triển bền vững trên cơ sở nền tảng xã hội được xây dựng và tiếp thu những thành tựu của thế giới trong quá trình hội nhập.

-          Kế thừa văn hóa truyền thống, phong tục tập quán phù hợp với Việt Nam đổi mới. Bảo tồn cảnh quan du lịch, môi trường.

-          Kết nối các khu, cụm điểm du lịch, phát triển du lịch không khói.

-          Đảm bảo về môi trường chiến lược: nguồn nước, không khí, đất đai.

Dự án “Bảo tồn, cải tạo, phát triển cầu Long Biên và các khu vực liên quan” nằm trên một quần thể diện tích khoảng 310 ha, đã được Chính phủ quyết định là khu sinh thái, là lá phổi xanh của thành phố với nhiều hạng mục khác tương tự như công viên trung tâm ( Central Park) New York, trên cơ sở lấy cầu Long Biên là trọng tâm tạo thành một không gian mở đan xen với các không gian đô thị hiện hữu của trung tâm thành phố Hà Nội.

Dự án được chia thành hai giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Bảo tồn, cải tạo và khôi phục cầu Long Biên khi đã cắt giao thông đường bộ nhưng vẫn còn giao thông đường sắt.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H3. Sơ đồ cải tạo Cầu Long Biên GD 1- vẫn còn giao thông đường sắt

Các hạng mục đầu tư giai đoạn này bao gồm: cải tạo các nhịp cầu Pháp cũ đã bị hư hỏng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, mở rộng hệ thống vỉa hè và mặt cầu hai bên các nhịp thép của Pháp từ ga Long Biên nam, xây dựng khu vọng lâu để lấy chỗ làm việc cho ban quản lý, giới thiệu dự án và tạo điểm dừng chân ngắm cảnh, nghỉ ngơi giải khát cho du khách. Đầu tư hệ thống xe điện trên tuyến du lịch nối liền các địa danh lịch sử giữa khu phố cổ và khu phố cũ, xuất phát từ Nhà hát lớn và kết nối với cầu Long Biên.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H4. Cải tạo nhà đón tiếp khách du lịch và lối lên cầu

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H5. Xây dựng vọng lâu làm chỗ giới thiệu dự án và nơi làm việc của Ban quản lý dự án

 

Giai đoạn 2: Bảo tồn, cải tạo và khôi phục cầu Long Biên khi đã cắt giao thông đường sắt.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H6. Sơ đồ cải tạo Cầu Long biên sau khi hoàn thành

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H7. Bảo tàng Cầu Long Biên xây dựng trên các nhịp đã bị chiến tranh phá hủy, nâng cao tĩnh không 3m

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H8. Bảo tàng Đường sắt trên các nhịp cầu nguyên thủy

 

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H9. Đại lộ Hòa Bình mở rộng vỉa hè đi bộ hai bên cầu

 

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H10. Vườn treo phía đầu cầu Gia Lâm

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H11. Cải tạo Ga Long Biên Nam thành điểm đón tiếp khách du lịch

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ
 

H12. Cải tạo đường dẫn lên cầu thành vườn trên cao

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H13. Cải tạo đường dẫn  thành tuyến du lịch trên cao xuyên qua khu phố cổ Hà Nội

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H14. Cải tạo không gian trên đường dẫn thành nơi sinh hoạt công cộng

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H15. Cải tạo đường dẫn thành nơi đi dạo, vườn cây

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H16. Cải tạo sân ga Long Biên thành điểm tổ chức dịch vụ du lịch

Các hạng mục đầu tư giai đoạn này bao gồm: khôi phục lại toàn bộ các nhịp cầu đã mất theo hình dạng ban đầu và nâng đoạn qua sông lên cao 3,2m, chuyển đổi chức năng khu vực này thành bảo tàng, galery, nhà hàng, quán café, vườn treo. Cải tạo đoạn cầu có các nhịp nguyên thủy thành Bảo tàng đường sắt, kết hợp trưng bày hiện vật và tổ chức dịch vụ. Cải tạo 480m đường dẫn lên cầu Long Biên thành vườn trên cao. Cải tạo Ga Long biên Nam và đường dẫn lên cầu thành các điểm đón tiếp khách du lịch.

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H17. Sảnh Bảo tàng Cầu Long Biên

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H18. Phòng chiếu phim trong Bảo tàng Cầu Long Biên

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H19. Galery bên trong Bảo tàng Cầu Long Biên

BẢO TỒN CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN- BẢO TÀNG TRÊN SÔNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

H20. Nhà hàng bên trong Bảo tàng

 

Dự án sẽ được xây dựng theo hình thức PPP, nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ Pháp, sử dụng vật liệu của Pháp, do Pháp thiết kế và giám sát thi công.

Khái toán tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 1400 tỷ, cho giai đoạn 2 là 1600 tỷ.

Công trình sau khi xây dựng sẽ thu hút khoảng 12tr khách du lịch mỗi năm đem về nguồn thu hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm. Đồng thời dự án còn tạo điều kiện cung cấp việc làm cho hàng nghìn lao động, thúc đẩy việc quy hoạch và chuyển đổi Bãi Giữa sông Hồng thành công viên trung tâm của thành phố.

Cầu Long Biên của Hà Nội khi được giải phóng chức năng giao thông trở thành Bảo tàng sẽ là công trình Bảo tàng trên sông độc nhất vô nhị trên thế giới. Cầu Long Biên sẽ tìm lại được ánh hào quang của nó và có được vị trí xứng đáng trong cảnh quan thành phố. Các vùng kinh tế đô thị hai bên bờ sông Hồng khi đó sẽ được kết nối. Thủ đô Hà Nội sẽ cất cánh và khẳng định tầm quan trọng của mình đối với thế giới.

Dự án do Nhà đầu tư là liên danh CT Cổ phần TVĐT phát triển NN và CT CP sơn Joton đề xuất.

CT TNHH MTV Lộc Tùng thiết kế cảnh quan và diễn họa.

Loctung.com.2021.04.06.