Dự án

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG
Công viên nghĩa trang Thiên Đường tên gọi đầy đủ là Công viên Nghĩa trang Tuyên Quang. Đây là công viên nghĩa trang sinh thái kết hợp du lịch tâm linh đầu tiên tại Tuyên Quang, với diện tích là 24,1ha. Công viên nghĩa trang Thiên Đường do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát Vinh làm chủ đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt quy hoạch xây dựng trên 5 quả đồi bao quanh 1 dòng suối tự nhiên.

Dự án: Công viên tâm linh Thiên Đường

Vị trí: Xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

  • Phía đông giáp thị trấn Yên Sơn
  • Phía tây giáp huyện Hàm Yên và tỉnh Yên Bái
  • Phía nam giáp xã Chân Sơn và tỉnh Yên Bái
  • Phía bắc giáp xã Tứ Quận.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát Vinh

Đơn vị tư vấn thiết kế cảnh quan: Công ty TNHH Kiến trúc Lộc Tùng

Quy mô:  24,1ha

Sản phẩm cung cấp: Mộ đơn, mộ đôi, mộ gia đình và mộ gia tộc

Cách trung tâm Thành Phố Tuyên Quang 8km về Phía Bắc, công viên Thiên Đường Tuyên Quang là nơi hoàn hảo để an giấc ngàn thu của các bậc hương thân phụ lão.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm của sự kết nối Đông Tây Bắc. Từ đây có thể di chuyển tới hầu hết các thành phố xung quanh trong vòng 100km.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

Các công trình tại công viên tâm linh Thiên Đường được đầu tư, quy hoạch rất thân thiện với môi trường. Các công trình kiến trúc được xây dựng theo một quy hướng tâm linh hóa – đem lại cảm giác giao thoa giữa 2 thế giới âm – dương.

Phong tục thờ cúng tổ tiên được lưu truyền lâu dài khi mà các công trình ở đây sẽ là nơi lưu giữ lại những khoảnh khắc cuối cùng khi con người ta còn trên dương thế.

Quy hoạch cũ Công viên nghĩa trang Thiên Đường trên diện tích đã được phê duyệt là 241.468 m(24,1 ha), trong đó diện tích khu cát táng chỉ còn là 9,1 ha, hệ thống tâm linh đi kèm như chùa, tượng phật và cây xanh, hồ nước, đường giao thông là 15 ha. Phần mộ lẻ khoảng 6m2/ngôi.

Công trình được xây dựng cho rất nhiều đối tượng, tín đồ tâm linh khác nhau,.. giúp tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng ấn tượng và đặc biệt.

Công viên nghĩa trang Thiên Đường được tạo nên bởi không gian xanh, cây cối được trồng cẩn thận. Nhiều gốc cây cổ thụ lớn làm chúng ta liên tưởng tơi câu nói nói: “ Lá rụng về cội”. Đúng với truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.

Khu cổng vào hiện đại và trang nghiêm với 2 hàng cây lê và sau sau được trồng đan xen. Với ý đồ cây lê tượng trưng cho dải mây trắng dẫn đưa tới thiên đường, còn với đặc tính thay màu đổi lá của cây sau sau, là tượng trưng cho vòng đời của một con người.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H01. Cổng vào

Biển tên dự án với khối đá lớn, được chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ sang trọng.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H02. Biển tên

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H03. Biển tên

Không gian đầu tiên khi đặt chân vào bên trong Công viên Thiên Đường là đền Trình, nơi thờ thần thổ địa.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H04. Đền Trình

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H05. Khu hóa vàng đền Trình

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H06. Đường dạo đền Trình

Ngôi chùa là linh hồn của khu vực, được xây dựng theo phong cách chùa cổ phương Đông.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H07. Mặt trước chùa

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H08. Mặt bên chùa

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H09. Sân trước chùa

Dọc hành lang là hàng ngâu cắt tỉa vuông vức, bên ngoài là những bụi ngâu xén tròn, tạo cho ngôi chùa một màu xanh nhẹ nhàng, thanh tịnh. Mùi hương của hoa ngâu lan tỏa khắp ngôi chùa.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H10. Vườn 2 bên chùa

Sân trong mỗi bên được trồng 1 cây thị cùng với tiểu cảnh đèn đá, chú tiểu dưới mỗi gốc cây.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H11. Sân trong chùa

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H12. Sân trong chùa

Cây ăn quả sau chùa, lò hóa vàng với xung quanh là những cây cau bụi.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H13. Vườn sau chùa

Trục thần đạo với tiểu cảnh non bộ.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H14. Tiểu cảnh trục thần đạo

Con đường mây trắng bồng bềnh dẫn tới thiên đường.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H15. Trục thần đạo

Gần với lối lên tượng Phật chính là nơi đặt bệ 18 vị la hán. Tượng sử dụng đá tự nhiên màu sáng, mỗi tượng cao 2,5m, phía sau 2 hàng tượng là những cây tùng bách tán lớn, tạo vẻ trang nghiêm khi tiến vào đất Phật.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H16. Tượng la hán

Nhà làm việc là nơi tiếp nhận và sử lý các công việc của toàn bộ khu vực. Nằm ngay bên khu vườn lê, công trình được thiết kế với phong cách hiện đại nhưng mang đầy nét cổ của nhà mái dốc Việt Nam. Dọc 2 bên ở những lối vào là hàng cây ngâu cắt tỉa, bao quanh công trình là mẫu đơn vàng, mang lại sự đơn điệu nhưng đầy tinh tế.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H17. Nhà làm việc

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H18. Nhà làm việc

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H19. Nhà làm việc

Chòi nghỉ với thiết kế hiện đại, sang trọng, mái kinh trong suốt tạo cảm giác khi ngồi bên trong, ngẩng đầu lên đó là một bầu trời hoa lê trắng.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H20. Chòi nghỉ

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H21. Chòi nghỉ

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H22. Chòi nghỉ

Cây cầu đỏ nằm giữa khu vườn hoa lê trắng tạo điểm nhấn nổi bật.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H23. Tiểu cảnh cầu

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H24. Tiểu cảnh cầu

Nằm ở rìa khu vườn lê, nhà dịch vụ là nơi tiếp đón, tổ chức các hoạt động ngoài trời, các buổi tiệc, ăn uống, cafe, … Phía trước ngay lối vào 2 bên là 2 bể cảnh với chum nước vòi phun, kết hợp trồng cây bách thủy tiên. Nối tiếp là hàng bạch trinh cùng với những bụi cây dâm bụt đỏ.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H25. Nhà dịch vụ

Vườn trong với lối đi sử dụng đá bìa, tường gạch không trát trồng cây vảy ốc, kết hợp tiểu cảnh đá, đèn đá và sử dụng những cây dương xỉ, mang tới không gian có phần nhiệt đới.

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H26. Vườn trong nhà dịch vụ

CÔNG VIÊN THIÊN ĐƯỜNG

H27. Vườn trong nhà dịch vụ

Cảnh quan Công viên Nghĩa trang Thiên đường đã nêu bật được ý tưởng về một thiên đường cho các linh hồn yên nghỉ ngàn thu, tạo cảm giác nhẹ nhàng, an yên cho người đi thăm viếng. Cảnh quan đơn giản, sang trọng và tinh khiết làm nền cho các công trình kiến trúc tinh tế. Công viên Nghĩa trang Thiên đường sẽ là lựa chọn của nhiều người cho cuộc sống ở cõi vĩnh hằng của người thân.

2022.12.22. Nguyễn Việt Hoàng. Loctung.com