Tin tức

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

1.Cây chè tàu

Tên khoa học Acalypha evrardii Gagnep., 1924

Phân bố chủ yếu tại Lào và Việt Nam (từ miền trung trở vào).

Là loài cây có xuất xứ hoang dại, dễ trồng, có thể trồng bằng cách giâm cành bánh tẻ rất nhanh bén rễ, đâm cành. Cành dài dễ uốn và lá rậm rạp, thường cao từ 1,5 m đến 2,3 m tạo thành các bụi rậm độc lập. Chịu hạn tốt.Cây trà này không uống được. Nguồn gốc được du nhập từ Trung Hoa. Người dân ở 3 miền Việt Nam thường trồng nó làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Khi thường xuyên cắt xén, tỉa bớt những cành nhánh tua ra ngoài, hàng chè tàu quanh nhà sẽ tạo thành một bức tường xanh đẹp mắt. Có thể ngăn gia súc vào phá vườn và nhà. Cành dài uốn cành dễ dàng theo một dáng hình trong Nghệ thuật tạo hình, nếu cắt tỉa khéo một hình dạng theo thời gian có thể tạo thành hình dáng con vật,chùatháp...

Cùng với hàng rào dâm bụt, hàng rào chè tàu là một trong những nét rất gần gũi của thôn quê Việt Nam.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H1. Hàng rào chè tàu ở nhà Bác- làng Hoàng Trù- Ảnh Internet

2.Cây chuôĩ ngọc

Tên khoa học: Duranta repens

Tên thường gọi: Chuỗi ngọc vàng, cây thanh quan, cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây Chim chích, Cây chuỗi xanh, cây Chuỗi vàng. Chiều cao: 0.2 – 3 m. Cây thường xuyên phát triển với bộ lá nhiều, màu vàng óng. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sống mạnh, ưa sáng và ưa đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt. Công dụng: trồng viền trong các bồn hoa, viền đường, viền khu vườn.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H2. Cây chuỗi ngọc thường được tạo hình phẳng hay dùng làm đường viền

3.Cây cùm rụm

Tên Việt Nam: Cây Cùm rụm nhọn
Tên Khoa học: Ehretia acuminata
Nguồn gốc: Thuộc họ Cườm rụng (Ehretiaceae) Cây có nguồn gốc từ nước châu Á và Austraylia. 
- Đặc điểm:

  Cây gỗ nhỏ, thường xén tỉa thành bụi hay hãm thành cây uốn thế. Lá mọng mịn. Cụm hoa dạng chuỳ mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, thơm. Quả hạch có 4 hạt. Cây được trồng rộng rãi vì dễ trồng, ít phải chăm sóc. Cây mọc khỏe, hoa nở rộ, hấp dẫn. Nhân giống bằng hạt hay giâm cành, trồng ở chậu hay trong vườn đều thích.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H3. Cây cùm rum lá xanh bóng, dày mịn rất thích hợp để tạo hình

4.Cây duôí:

Cây duối mọc cao khoảng 4–8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Lá duối có dạng trứng nhọn, dài khoảng 3–7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía. Mặt lá rất ráp. Duối là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực hình cầu, sắc vàng lục, có khi ngả sang màu trắng. Hoa cái màu lục, mọc lẻ, hoặc từng cặp. Trái duối hình trứng, sắc vàng, chỉ lớn khoảng 8–10 mm. Vị trái ngọt khi chín. Đài lá (sepal) khá lớn nên mọc bao lên một phần của trái.

Cây duôí trong tư nhiên mọc rât châm, không kén đât, có thê sinh trương tôt trong điêù kiên khô căn. Khi trương thành, tán cây râm rạp dày đăc trông như đươc căt xén. Cây là loai cây có thê tạo khôí tôt, thương hay đươc trông làm hàng rào. Cây duôí làm cây bon sai rât đẹp, tuy nhiên thơì gian khá lâu.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H4. Cây duối tạo hình ở resort Sao việt- Phu Yen-Ảnh TT Thanh Thanh

5.Cây Hồng Lộc

Tên khoa học: Syzygium oleinum, Syzygium campanulatum

Chiều cao: 0.8 – 2 m

Là cây gỗ bụi, phân nhánh nhiều, mọc hơi nhếch lên trên, tạo tán hình trứng hay bầu dục. Lá có hình bầu dục, đỉnh lá nhọn, bóng xanh, lá non có màu sắc sặc sỡ, thường có màu hồng hoặc màu cam vàng rất đẹp. Ở nước ta, cây được hạn chế chiều cao và rất hiếm khi thấy hoa và quả. Ở các nước khác trên thế giới, cây khá cao, có thể cao tới 3-4m, ra hoa nhiều có màu trắng xòe ra trong giống với hoa mận, quả nhỏ, khi chín có màu đen trong giống như quả sim nước ta và có thể vì vậy mà cây được xếp vào họ Sim.

Công dụng: trồng làm cảnh sân vườn, cảnh quan nhà máy, công viên, biệt thự, dọc lối đi, dải phân cách

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H5. Cây hồng lộc tán hình tháp, màu sắc tươi tắn rất thích hợp để trồng thành tuyến.

6.Mai chiêu thủy

Tên khoa học:

Wrightia religiosa

Cây thân gỗ có những nhánh dài mảnh, có lông mềm. Lá hình trái xoan - ngọn giáo, thuôn, hình dải - ngọn giáo, nhọn ở chóp, có góc ở gốc, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3-6,5 cm, rộng 1-2,5 cm. Hoa trắng, mọc thành xim dạng ngù ở ngọn các nhánh. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại hình dải, có mũi và nhọn ở đỉnh, thót nhọn ở gốc, hơi rẽ đôi, màu đen đen, có khía dọc, dài 10–12 cm, rộng 3-3,5mm. Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm mang chùm lông mềm màu trắng.

Mai chiếu thủy có màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giốnghoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy.

Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miềnÐông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm. Ở miền nam, cây mai chiếu thủy hay được trồng để tạo hình. Ở phía bắc, cây thường rụng lá về mùa đông nên chỉ được sử dụng làm cây bonsai.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

7.Cây mâũ đơn:

Tên khoa học là Ixora coccinea, thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae).

Cây nhỏ, thân cành nhẵn, cao 0, 6 - 2 m. Lá mọc đối, gần như không cuống, phiến lá láng, hình bầu dục, hai đầu nhọn, dài 5 - 10 cm, rộng 3 – 5 cm. Hoa nhỏ, dài, màu đỏ, mọc thành chùm xim ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, cao 5 - 6mm, rộng 6 – 7 mm. Vơí chiêù cao dươí 2m, cây mâũ đơn có thêr căt xén tạo hình ngang, có điêm nhưng bông hoa đỏ rât đẹp măt. Ra hoa chủ yếu vào mùa hè, chịu đất xấu khô, chịu ánh sáng và bóng râm được, chăm sóc tốt hơn vẫn to và sai, hoa thường mọc ở đầu cành.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H7. Cây mẫu đơn hoa đỏ, lá dày rất thích hợp để tạo hình

8.Ngâu 

Tên khoa học: Aglaia duperreana

Cây dạng bụi có thể cao tới 3,6mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. dạng lá kép lông chim 1 lần lẻ. Lá kép có từ 5-7 lá chét; lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết.

Cây ngâu gắn liền vớikiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân.Đìnhchùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, thì Ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).

Cây ưa đất hơi ẩm, có thành phần cơ giới từsét tới cát pha, dinh dưỡng đất trung bình. Ngâu ưa ánh nắng trực tiếp, nhưng cũng có thể chịu bóng râm bán phần.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H8. Cây ngâu có mùi hương dịu, ngoài tác dụng trang trí còn có tác dụng cải tạo không khí

9.Phi lao

Tên khoa học  :  Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst

Họ thực vật     :  họ Phi Lao – Casuarinaceae

Nguồn gốc xuất xứ : Châu Úc

Cây gỗ thường xanh, cao 15- 25m. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây, quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1-2mm.

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với điều kiện khí hậu tương đối rộng, các loại đất cát pha nhẹ mới bồi tụ ven biển và đồng bằng, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5 -7,0.

Tác dụng của Phi Lao không dừng lại ở việc phòng hộ. Nó còn là một nguồn vật liệu cho ngành cảnh quan đô thị. Nhiều nơi ở Việt Nam đã tận dụng cây Phi Lao để bổ sung vào hệ thống cây xanh đô thị, trang trí công trình cảnh quan đường phố, khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở…Không những để đa dạng hóa chủng loại, mà đặc biệt hơn là làm tăng tính thẫm mỹ cho không gian xanh. Người ta đã trồng Phi – lao để uốn nắn, cắt tỉa, tạo hình, tạo ra những hình thái bắt mắt trong các công viên, điểm xanh hoặc để tạo những hàng rào xanh mỹ thuật. Ở nhiều công viên ven bờ biển như Nha Trang, Qui Nhơn…, quần thể Phi – lao tạo hình chiếm tỉ lệ đáng kể.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H9. Cây phi lao cắt xén rất thích hợp với vùng biển

  1. 10.Cây sanh (gùa)

 Tên khoa học là Ficus benjamina L

Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15 đến 20m. Cây sanh có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp.

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sảnhữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đườngvô tính từ các cành, rễ.

Sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), sanh thường hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng .

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ .

Nhiêù nghê nhân đã dùng cây sanh đê tạo đươc nhưng tác phâm cây đôc đáo.

10 LOẠI CÂY HAY ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Ở VIỆT NAM

H10. Nhà cây sanh đang là công trình cảnh quan được ưa chuộng

Loctung.com  TT tổng hợp.