Tin tức

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN

1.    Sự duyên dáng của một đường cong

 

Những góc uốn lượn của đường cong tạo ra một cảm giác hài hòa cho cảnh quan. Mắt của bạn sẽ dõi theo đường cong đó một cách tự nhiên. Bằng cách tạo ra một thảm cây hoặc một lối đi theo một ấn tượng mạnh, vui tươi, bạn tạo ra một không gian mời gọi mọi người khám phá. Và một thảm cây có sự kết hợp của màu sắc và hình dạng có thể góp phần tạo ra một khu vườn hấp dẫn hơn.

 

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN

H1.Một thảm hoa cong bao gồm những loài hoa như hoa xô đỏ và Impatiens trắng kết hợp sự sang trọng của một đường cong duyên dáng với sự sống động của màu sắc.

 Một trong những phương pháp ưa thích của tôi để tạo ra một đưòng cong cho khu vườn đó là sử dụng một chiếc thước dây 100 feet như một chiếc compa. Tôi vạch ra những đường cong đồng tâm sau đó sử dụng sơn để đánh dấu. Kết quả là tôi có những đường cong nhẹ nhàng hoặc thậm chí là bố cục của cả một khu vườn cảnh.

 

2.    Sự bí ấn của những điều “chưa nhìn thấy”

 

Nếu bạn muốn tạo ra một khung cảnh ngoại thất hấp dẫn hơn hoặc có vẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng một kĩ thuật thiết kễ cảnh quan của người Nhật tên là “miegakure” hoặc dịch ra là “ ẩn và hiện”. Kĩ thuật này đòi hỏi sự che giấu một phần của khung cảnh để tạo ra ảo giác về khoảng cách. Sự ẩn giấu sẽ kích thích mọi người khám phá phần tiếp theo của không gian vì sự “bí ẩn của những điều chưa nhìn thấy” thực sự là một sự trêu ngươi đối với họ. Nếu bạn chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của khu vườn thì bạn sẽ lại càng háo hức để khám phá phần tiếp theo của nó.

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN
 

 

H2. Những bậc thềm đá và sỏi uốn cong xuống và khuất vào lùm cây kích thích bạn khám phá sâu hơn. Màu sắc sáng của những bậc thang này khiến nó nổi bật giữa khung cảnh nhiều bóng râm và độ rộng của chúng giúp cho người thiết kế có thể trồng cây vượt qua những đường viền mà không làm giới hạn khoảng cách đi bộ.

 

3.    Khoảng trống và đường dẫn.

 

Mọi người di chuyển qua những không gian giống như cách mà dòng nước chảy, nước chảy nhanh qua những dòng hẹp và chảy chậm qua những vũng nước lớn. Tương tự thế, con người di chuyển nhanh qua những con đường hẹp và chậm lại hoặc dừng lại khi họ đến một không gian rộng. Nắm được điều này, bạn có thể sử dụng một thủ thuật thiết kế có tên là “Khoảng trống và đường dẫn” để dẫn dắt mọi người qua những không gian.

 

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN

H3. Đoạn đường cỏ dẫn tới một đoạn hàng rào cong. Đoạn đá lát theo đường viền tròn của khoảng sân trống mời gọi mọi người dừng chân và nhìn xuống đoạn dốc phía dưới.

 

Do vậy, khi bạn sắp xếp đường dạo, bạn hãy nghĩ về những vị trí mà bạn muốn mọi người dừng lại và thưởng ngoạn khung cảnh. Mở rộng đoạn đường hoặc tạo ra một điểm dừng chân rộng ở đó để khuyến khích mọi người dừng lại. Bạn có thể đặt một vài chiếc ghế ở đó để họ có chỗ nghỉ chân.

 

Bạn cũng có thể mở rộng nút giao nơi 2 con đường gặp nhau. Ngược lại, nếu bạn muốn mọi người di chuyển nhanh hơn qua một không gian, hãy giữ cho con đưuòng thật hẹp.

 

4.    Kĩ thuật mượn cảnh

 

Ở Nhật Bản, người ra sử dụng một kĩ thuật tên là “kĩ thuật mượn cảnh” để tạo ra một không gian ngoại thất nhỏ thêm phần hấp dẫn. Kĩ thuật này sử dụng một vài góc nhìn bên trên khung cảnh chính để hướng ánh mắt ra ngoài. Bạn có thể “mượn” một khung cảnh tòa nhà phía xa, một đỉnh núi hoặc thậm chí chỉ là một cây thông ở nhà hàng xóm để tạo ra kĩ thuật mượn cảnh.

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN
 

H4. Tôi đã tỉa bớt đám lá đỏ của cây phong này để lộ ra cánh cửa phía xa. Màu cửa nó cũng khá giống với màu của lá cây – một lí do khác để mượn cảnh.

 

Để tạo ra khung cảnh “mượn”, bạn phải giữ cho hàng rào thấp hoặc được cắt ngắn đến một độ cao nhất định để có thể nhìn qua. Hoặc bạn có thể tỉa bớt cành lá để hé lộ ra thứ đằng sau nó. Người Nhật có tới 4 loại kĩ thuật mượn cảnh liên quan tới từng đặc điểm khu vực của nó:

 

 - Xa – cảnh của một đỉnh núi hoặc những thứ tương tự.

 - Gần – một thứ gì đó nằm cao hơn hàng rào

 - Cao – nhìn cao hơn đỉnh cây

 - Thấp – một thứ gì đó thấp hoặc xuyên qua một khoảng hở.

5. Nguyên tắc 3 chiều sâu

 

Chúng ta đều biết tới thuật ngữ “viễn cảnh” và “cận cảnh” nhưng bạn đã bao giờ nghe tới thuật ngữ “trung cảnh” chưa? Kĩ thuật này tạo ra một khung cảnh với 3 lớp không gian, được gọi là “ Nguyên tắc 3 chiều sâu” và được sử dụng trong những bức tranh cảnh quan của Châu Á. George Rowley, miêu tả trong cuốn sách của mình như sau:

 

 Người Trung Hoa đã hoàn thiện kĩ thuật 3 chiều sâu với 3 tầng lớp không gian là “ cận cảnh, trung cảnh, viễn cảnh” , mỗi lớp không gian này song song với mặt phẳng bức tranh, khiến cho mắt người xem chuyển từ lớp này sang lớp khác qua một khoảng không gian trống.

 

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN
 

 

H5. Nguyên tắc 3 chiều sâu được thể hiện rõ nét ở đây, bụi hồng đỏ là cận cảnh, bậc thang cỏ là trung cảnh và ngôi nhà là viễn cảnh.

 Một khung cảnh xa và rộng, nhờ đó, trở nên hấp dẫn hơn với một vật thể được đặt vào vị trí trung tâm nơi mà đôi mắt có thể nghỉ ngơi 1 chút.

 

 6.  Đánh lừa đôi mắt

Trong một khung cảnh dài có điểm tụ, những con đường có vẻ như bé lại về phía xa và to ra khi lại gần. Thủ thuật ảo giác này tạo ra cảm giác về chiều sâu trong bất kì khung cảnh ngoại thất nào. Bạn có thể sử dụng thủ thuật này trong một không gian nhỏ bằng cách thu nhỏ một đầu của một đối tượng theo dải, làm cho nó có vẻ dài hơn thực tế.Mấu chốt của thủ thuật này là bạn chỉ nên thu nhỏ theo 1 tỉ lệ nhỏ để đối tượng nhìn thật giống tự nhiên.

 

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN

H6. Con đường rải sỏi nhìn có vẻ dài hơn một chút vì có một đầu thu hẹp và ẩn trong bụi cây.

7. Khung cảnh dài

Một khung cảnh xa, dài sẽ lôi kéo đôi mắt một cách tự nhiên. Do đó, bạn có thể tạo ra một không gian dài và tận dụng những lợi thế của nó. Russell Page, nhà thiết kế cảnh quan nối tiếng người Anh, đã viết về tạo ra một không gian dài trong cuốn sách của ông rằng:

Nếu một khu đất gợi ý cho tôi về một trục dài, tôi sẽ cố gắng giữ cho tuyến đó hẹp nhất có thể, dẫn tới khu vực thiết kế. Những đường dẫn kiểu này tập trung sự chú ý vào thiết kế của khu vườn.

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN
 

H7. Tôi tạo ra tầm nhìn dài này như một lối đi dạo. Đi bộ ở đây bạn có thể thưởng thức hàng cây hoa Angelonia trắng và Ageratum xanh nhưng mắt của bạn vẫn hướng về phía cánh cổng và bước tới.

8. Điểm dừng trên cao

  Một khung cảnh từ trên cao là một trong những loại hình cảnh quan ấn tượng nhất. Vị trí này có thể là ở trên đỉnh một con dốc, đỉnh một ngọn tảng đá hay một cây cầu, cho phép chúng ta có thể dừng chân và phóng tấm mắt ra xa, thướng thức không gian rộng mở. Cảm giác này giống như chúng ta vừa chinh phục một đỉnh núi và đứng trên đó nhìn xuống mọi thứ phía bên dưới.

8 BÍ KÍP THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỂ TẠO RA MỘT KHU VƯỜN HẤP DẪN
 

H8. Góc nhìn này từ trên đỉnh một cầu thang nhìn xuống một góc hồ nước.

Một khu vườn thành công là một khu vực được thiết kế hài hòa với địa hình, khí hậu và làm nổi bật công trình, đồng thời tạo thành những không gian thú vị, mời gọi người ta nấn ná ở lại lâu hơn ngoài trời. Điều đó đòi hỏi những bí kíp nho nhỏ đấy, có phải không?

 

2016.11.01. Jan Johnsen http://www.gardendesign.com/ Minh Đức dịch 

Nếu bạn thấy bài dịch này thú vị, hãy click vào quảng cáo dưới đây và chia sẻ trên mạng xã hội để ủng hộ Lộc Tùng bạn nhé.