Tin tức

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Đảo giao thông (bùng binh) là một bộ phận của  đường ô tô, được sử dụng trên các nút giao cùng mức của đường ô tô đô thị hoặc là điểm kết thúc của đường cao tốc. Chúng có chức năng giao thông là chính như phân cách các xung đột, tạo không gian cho các xe chờ rẽ, nhập luồng,tạo chỗ trú chân cho khách bộ hành, đặt các phương tiên điều khiển giao thông và xóa các diện tịch thừa trong nút giao thông. Tuy nhiên, với diện tích tương đối lớn từ hàng trăm đến hàng nghìn m2, đảo giao thông chiếm một diện tích lớn trong không gian đô thị. Việc thiết kế cảnh quan đảo giao thông sao cho chúng vửa đáp ứng chức năng giao thông, vừa đáp ứng vai trò cảnh quan đô thị là điều rất cần thiết để cải tạo bộ mặt thành phố. Điều này đã được các quốc gia trên thế giới vận dụng thành công, một số đảo giao thông đã trở thành những điểm đến du lịch nổi bật của thành phố. Hãy cùng Lộc Tùng xem xét bố cục của các đảo giao thông, vừa có chức năng giao thông, vừa có chức năng cảnh quan đô thị sau đây nhé.

Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của đảo giao thông trong đô thị mà chúng có thể có những chức năng sử dụng khác nhau. Về mặt vị trí, chúng ta có thể chia thành các đảo giao thông tại các vị trí cửa ngõ đô thị và các đảo giao thông thông thường. Ở các vị trí cửa ngõ, tốc độ giao thông của các phương tiện rất lớn. Theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ, nếu tốc độ giao thông quanh đảo lớn hơn 80km/h thì không có lối tiếp cận cho người đi bộ ra đảo. Về mặt kích thước, chúng ta có thể chia theo kích thước đường kính, các loại nhỏ (D< 30m), trung bình (D=30-60 m), lớn (D=60-90 m) và rất lớn (D> 90 m).

Đặc điểm của  những bùng binh ở vị trí cửa ngõ đô thị

  • Có kích thước lớn;
  • Không gian bên trong thường được trang trí cây thảm nhiều màu sắc hoặc có biểu tượng đặc trưng của khu vực hoặc vùng miền;
  • Phục vụ việc duy trì hành trình của các phương tiện giao thông theo phương hướng có kiểm soát là chính.

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Ví dụ 01

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Ví dụ 02

 

Đặc điểm những bùng binh ở vị trí trong lòng đô thị

  • Kích thước linh động;
  • Với những nút lớn, không gian bên trong được tổ chức thành nhiều lớp, lớp bên ngoài trồng cây tạo bóng mát, chống chói lóa cho xe cộ, lớp bên trong là vườn hoa công cộng, quảng trường để phục vụ người đi bộ,
  • Đối với nút nhỏ, đảo  giao  chỉ phục vụ việc chuyển hướng giao thông, chúng có thể chỉ lát nền, hoặc trồng cây tạo bóng mát hoặc trang trí;

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Nút Rdpt Rhin et Danube_Pháp

 

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Nút giao Thomas Circle Park_Washington, DC

 

Bố cục với bùng binh kích thước nhỏ:

  • Thường xuất hiện trong trung tâm đô thị;
  • Bố cục 1 lớp cảnh quan đối xứng, hướng tâm với những đô thị có kiến trúc cổ điển hoặc tân cổ điển, trong các trung tâm hành chính trang trọng;
  • Bố cục bất đối xứng đối với các vị trí ngoại ô, các bùng binh tại các thị trấn nhỏ hoặc thành phố du lịch để hài hòa với cảnh quan xung quạnh.

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Vòng xuyến Sheridan Circle_Washington, DC- bố cục đối xứng hướng tâm, 1 lớp cảnh quan

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

H. Một bùng binh nhỏ bố cục bất đối xứng tại Pháp

Bố cục với bùng binh loại lớn:

  • Thường bố trí tại các cửa ngõ đô thị, hoặc các nút giao thông lớn trung tâm đô thị;
  • Thường có biểu tượng hoặc tác phẩm điêu khắc, đài phun nước,… ở trung tâm.

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Hinh đảo giao thông tại quảng trường Khải hoàn môn , Paris. đường kính đảo khoảng 90m

 

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Đảo giao thông tại Quảng trường Marques de Pombal, Lisbon

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bùng binh có đài phun nước ở Nigeria

Vói quảng bùng binh lớn trong lòng đô thị, nơi diện tích cây xanh vô cùng khan hiếm, người ta sẽ tận dụng lòng của đảo giao thông để tổ chức vườn hoa công cộng, quảng trường...Bố cục các bùng binh lớn này thường có nhiều lớp, đối xứng hướng tâm.

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Nút giao Logan Circle Northwest_Washington, DC- bố cục hướng tâm.

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bùng binh Columbus Circle_New York, bố cục hướng tâm

Bố cục của đảo giao thông (bùng binh)

Bùng binh Placa de Tetuan_ Barcelona_Tây Ban Nha- bố cục nhiều lóp cảnh quan, hướng tâm, bất đối xứng

Bùng binh chủ yếu phục vụ chức năng phân làn giao thông, chống chói lóa. Chỉ có những bùng binh lớn, nằm trong trung tâm đô thị là có diện tích bên trong để tạo ra các không gian sinh hoạt công cộng. Bên trong không gian này được thêm các yếu tố điêu khắc hoặc mĩ thuật thị giác thì nó có thể trở thành không gian dành cho người đi bộ, nơi mọi người có thể gặp gỡ, giải trí và tương tác. Lớp bên ngoài của bùng binh tập trung vào chức năng giao thông, trồng cây bóng mát để cải thiện khí hậu và chống chói lóa. Các bùng binh bố cục đối xứng, hướng tâm phù hợp với các đô thị có kiến trúc cổ điển, các trung tâm hành chính, chính trị trang trọng. Ở các vùng ngoại ô, các đô thị nhỏ, người ta sử dụng các loại bùng binh nhỏ, bố cục bất đối xứng để tạo vẻ hài hòa với thiên nhiên.

Đảo giao thông hay bùng binh thường chiếm một diện tích khá lớn trong đô thị. Thiết kế chúng hài hòa với cảnh quan, bổ sung các không gian sinh hoạt công cộng phù hợp sẽ nâng cao chất lượng sống cũng như bộ mặt của đô thị. Điều này rất cần vai trò của kiến trúc sư cảnh quan.

 

2023.02.17.Loctung.com

Bài Nguyễn Việt Hoàng, ảnh sưu tầm từ Internet