Tin tức

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta biết tới cây đề (cây giác ngộ), là một loài cây thuộc chi Đa, có nguồn gốc ở Ấn Độ, thường được trồng để tạo cảnh quan, lấy bóng mát cho đường phố, sân vườn, công viên, … Ngoài ra thân cành cây mềm dẻo, dễ uốn nắn tạo hình nên thường được trồng làm bonsai, làm tiểu cảnh cho hòn non bộ…

  

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

        Cây đề trồng ở đình làng                                                                                        Cây đề trồng làm bonsai

Nhưng cũng có rất nhiều người trong số chúng ta vẫn còn nhầm lẫn cây đề và cây bồ đề. Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là một và chỉ là tên gọi khác của loài cây này, nhưng không, chúng là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau, từ đặc điểm hình thái cho đến công năng sử dụng, sau đây chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về 2 loài cây này.

Cây Đề_Tên khoa học: Ficus religiosa

Giới: Plantae, Angiospermae, Eudicots, Rosids

Bộ: Rosales

Họ: Moraceae (Họ dâu tằm)

Chi: Ficus (Đa đề)

Loài: F. religiosa

Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa. Là cây thân gỗ lớn, cao tới 30m và đường kính thân tới 3m, phân cành nhiều tạo tán lá rậm, rộng, từ thân chính mọc ra rất nhiều rễ phụ dài cắm xuống đất. Vỏ cây màu nâu xám hoặc nâu, có lớp vỏ ngoài xù xì tạo thành vảy, lớp gỗ bên trong cứng cáp, chắc chắn.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Cây đề trồng tại vườn bách thảo Foster ở HonoluluHawaii

Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17cm và rộng 8–12cm, với cuống lá dài 6–10cm. 

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

lá cây đề

Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5cm có màu xanh lục điểm tía.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Quả cây đề

Hoa cây bồ đề bắt đầu nở cuối tháng 1 và kéo dài đến đầu tháng 5. Hoa đơn tính, mọc tạo thành các cụm trên thân và hoa có kích thước khá nhỏ. Hoa bồ đề màu đỏ rất bắt mắt và có dạng hình bầu dục hoặc elip.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Hoa cây đề

Cây có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường. Tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với đất mùn, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Là cây ưu nước, cần đảm bảo độ ẩm để phát triển. Cây ưu sáng nên thích hợp để trồng ở nơi có nhiều ánh sáng.

Công dụng của cây đề chính là trang trí tạo cảnh quan cho đường phố, công viên, trước quán cà phê, nhà hàng… Không những thế, cây còn được trồng trong chậu được uốn cành, cắt tỉa tạo thế cây bonsai để trang trí tiểu cảnh sân vườn trong nhà, đặt trước hiên nhà, khuôn viên công ty, các nhà hàng, quán nước… Bên cạnh tác dụng làm cảnh trang trí sân vườn, cây bồ đề cảnh còn góp phần giúp bảo vệ môi trường. Bởi bồ đề có thể điều hòa, thanh lọc không khí khi hấp thụ các chất khí độc, khói bụi và nhả khí oxi ra môi trường. Không những thế, cây còn giúp giảm tiếng ồn hiệu quả. Thế nên, cây mang lại không gian thoáng đãng, mát mẻ cùng bầu không khí trong lành, dễ chịu cho chúng ta. Chính vì vậy, cây được rất nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến ở khắp nơi.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Gỗ cây bồ đề mịn đều, ít bị cong vênh, mềm và bền đẹp, được trồng và khai thác lấy gỗ sản xuất các món đồ thủ công, đồ nội thất và các đồ gỗ gia dụng… Công dụng tuyệt vời khác của bồ đề là làm dược liệu, được dùng nhiều trong các bài dược, bài thuốc giảm đau. Tính sát trùng cao giúp chữa được các bệnh viêm ngoài da như lở loét, ghẻ và tăng khả năng miễn dịch, giảm đau. Đồng thời, cây cũng góp phần chữa những bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột như hen suyễn, tiêu chảy, tiểu đường… Vị thuốc an tức hương từ nhựa cây chế ra nhiều bài thuốc uống giúp trừ tà, hạ khí, an thần nên thường được sử dụng đối với những ai bị trúng tà khí hay trúng phong.

Cây đề có ý nghĩa linh thiêng và có vai trò quan trọng trong Phật giáo, cùng với đó còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, tượng chưng cho sự cảnh tỉnh, cách sống ngay thẳng và thánh thiện. Cây giúp xua đuổi tà ma, mang lại những điều may mẵn, bình an.

Cây Bồ Đề_Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw.

Họ thực vật: Bồ đề (Styracaceae)

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Bồ đề là loài cây đặc hữu, mọc phổ biến ở miền Bắc trong rừng lá rộng thường xuyên bị phá tán hoặc rừng gỗ xen Tre, Vầu, Nứa. Phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi phía Tây Bắc, Việt Bắc xuống đến miền Tây Thanh Hóa và còn lác đác tới biên giới Nghệ An–Lào. Thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, dọc theo phần trên của các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề được trồng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ nhiều năm nay. Bồ đề thường mọc tự nhiên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng vừa mới bị phá để phơi đất trống, đất còn tốt, trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. Ở đó, Bồ đề mọc thuần loại hoặc xen lẫn với nứa, cây gỗ.

Cây gỗ trung bình, cao 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân cây màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng. Tán cây mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Bồ đề. Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khỏe, nhưng không chịu được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và khô hạn. Vì vậy chỉ thấy chúng có ở các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm. Bồ đề có thời kỳ rụng hết lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau.

Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Lá cây bồ đề

Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuz xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Hoa cây bồ đề

Vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại, ra hoa tháng 5–6, quả chín tháng 9–10.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Đặc điểm rụng lá, tán thưa thảm mục ít là các nhược điểm cơ bản của rừng Bồ đề để phòng hộ bảo vệ môi trường.

Bồ đề thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19-23oC, lượng mưa 1500-2000mm/năm, số tháng khô không quá 3 tháng, không bị ảnh hưởng của gió Lào và phơn khô nóng. Trồng thích hợp trên các loại đất feralit vàng, đỏ vùng đồi, núi thấp, có tầng phong hóa dày và thành phần cơ giới tương đối nặng. Cây mọc khỏe nơi đất sâu ẩm; không ưa đất đá vôi, đất đọng nước, đất bị glây; sinh trưởng kém nơi đất đã thoái hóa, đất cát và đất đá ong.

Gỗ Bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, co ít, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ, bóc thành những tấm mỏng và không bị cong vênh, song dễ gãy. Gỗ Bồ đề đồng nhất, không lõi, tỷ lệ vỏ thấp, rất thuận tiện trong công nghiệp giấy. Bồ đề được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và làm diêm.

CÂY ĐỀ VÀ CÂY BỒ ĐỀ- BẠN CÓ BIẾT

Gỗ bồ đề

Gỗ Bồ đề có nhựa thơm gọi là cánh kiến trắng (an tức hương, Benzoin), là nguyên liệu được dùng trong y học, chế biến định hương trong công nghệ nước hoa, chống ôi khét bảo quản mỡ béo, điều chế axit benzoic, trong công nghiệp chế biến véc ni và một số loại sơn đặc biệt.

Đó là những sự khác nhau về đặc điểm hình thái cũng như công năng sử dụng của 2 loài cây có tên giống nhau này, từ giờ, mong rằng các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn mỗi khi nhắc tới chúng nữa.

 

2022.08.15.Loctung.com. Ảnh Tổng hợp từ Internet

Nguyễn Việt Hoàng