Quần thể tượng đài trên đồi Mamaev được xếp vào 1 trong bảy kỳ quan của nước Nga. Cùng tìm hiểu sâu hơn về công trình hoành tráng có một không hai này nhé.
- Địa danh lịch sử
Tên gọi đồi Mamaev, theo truyền thuyết, liên quan tới tên của thủ lĩnh Tartar - Khan Mamai. Trên đỉnh đồi hồi đó luôn có những đội lính canh. Trên chóp là một kỵ sĩ đứng quan sát xung quanh một cách sắc sảo, để không lọt một mối đe dọa nào. Đội canh phòng do chính khan Mamai thành lập từ gần một trăm chiến binh trung thành nhất, được tuyển lựa từ đội vệ binh riêng của mình. Khan Mamai biết rằng một đội lính canh tinh nhuệ có thể kiểm soat cả vùng sông Volga và sẽ chặn đứng những cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào thủ đô của vương quốc Sarai- Berke.
Nhưng vị trí tuyệt vời này không phải chỉ là chuyện ngày xưa. Đồi Mamaev, chiếm lĩnh phần chính của thành phố Volgagrad, trên bản đồ quân sự nó được đánh dấu là Cao điểm 102,0, là mắt xích chủ yếu trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của mặt trận Stalingrad. Chính nó đã trở thành vị trí then chốt trong cuộc chiến đấu chiếm giữ hai bờ sông. Ở đây, vào những tháng cuối năm 1942 đã diễn ra những trận đánh ác liệt. Sườn đồi bị bom đạn cày nát, đất đai trộn đầy những mảnh kim loại. Mảnh đất này phải chịu đựng sự mất mát hy sinh vô cùng to lớn về người. Chính tại khu đồi Mamaev ngày 2/3/1943 đã kết thúc trận chiến Stalingrad.
H1. Toàn cảnh đồi Mamaev
2. Kiến trúc sư thiết kế
Công trình được thực hiện bởi tập thế tác giả các nhà điêu khắc và kiến trúc sư dưới sự chỉ đạo của Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô, Giải thưởng Quốc gia và Giải thưởng Lênin E.V.Vutretich.
H2. Nhà điêu khắc Vutretich Nguồn photoarchive.spb.ru
Các kiến trúc sư: Belopolxki Ia.B., Demin V.A., Lyxov Ph.M.
Kỹ sư kết cấu: Tiến sĩ Khoa học N.V. Nikitin
Các nhà điêu khắc: Aliosenko M.C., Matroxov V.E., Maixtrenko L.M., Melnik A.N., Marunov B.A., Novikov N.X., Chiurenkov A.
3. Quá trình xây dựng
Ý tưởng dựng một Tượng đài thật lớn ở Thành phố Anh hùng này để tưởng nhớ cuộc chiến đấu vĩ đại xuất hiện gần như ngay sau khi kết thúc trận đánh. Quy mô to lớn và sự phức tạp trong bố cục của cả Quần thể Tượng đài đòi hỏi rất nhiều thời gian để thực hiện. Quần thể Tượng đài các Anh hùng của Trận chiến Stalingrad bắt đầu được xây dựng tháng 5/1959 và kết thúc vào ngày 15/10/1967 trong một lễ khánh thành trọng thể. Chính hình thức Quần thể- Tượng đài, đỉnh cao của nghệ thuật dựng tượng, đã cho phép tập thể tác giả truyền đạt đầy đủ hơn khí phách anh hùng của nhân dân, thể hiện bằng những hình tượng nghệ thuật cụ thể thông qua những tác phẩm điêu khắc khác nhau, bằng sự hóa hợp điêu khắc với thiên nhiên hùng vĩ. (Từ lúc khánh thành đến nay nhóm tượng đài chính đã được trùng tu 2 lần vào năm 1972 và 1986).
Hơn 35 nghìn di hài của các chiến sĩ đã được chôn cất tại ngọn đồi này, cùng với 35 ngôi mộ bằng đá hoa cương của các anh hùng Xô viết đã tham gia trận đánh Stalingrad
4. Bản đồ và cấu trúc toàn bộ khu vực
Từ dưới chân đồi Mamaiev lên tới đỉnh tất cả có 200 bậc, ứng với 200 ngày đêm chiến đấu ác liệt của trận đánh Stalingrad (17 tháng Bảy năm 1942 đến 2 tháng 2 năm 1943)
H3. Bản đồ tổng thể quần thể đồi Mamaev. Nguồn http://img-fotki.yandex.ru/
Cấu trúc-phù điêu chạm nổi đệm “Ký ức của các thế hệ”
H4. Phù điêu Ký ức của các thế hệ
Quảng trường “Quyết tử”
H5. Tượng đài Quyết tử
Các bức tường – tàn tích
H6. Phù điêu các tàn tích
Quảng trường Các anh hùng
Bức tượng số 1 – trong khi giúp đỡ đồng đội bị thương, người lính kêu gọi đồng đội tiếp tục giáng cho kẻ thù đòn chí mạng
Bức tượng số 2 – nữ cứu thương cõng chiến sĩ bị thương nặng từ chận tuyến.
Bức tượng số 3 – mô tả một lính thuỷ đánh bộ với một băng đạn bớc lên xe tăng địch và bên cạnh là một chiến sĩ đang bị thương.
Bức tượng số 4 – người lĩnh đang đỡ sĩ quan chỉ huy bị thương rất nặng nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy trận đánh.
Bức tượng số 5 – người chiến sĩ đỡ lấy lá cờ trong tay của người lính cầm cờ bị thương đang ngã xuống để tiếp tục trận chiến dưới lá cờ
Bức tượng số 6 – là một người lính trẻ và một người lính từng trải trong lúc hăng say đang ném hình chữ thập ngoặc tượng trưng cho sự tàn bạo của quân cướp phatxit xuống vực sâu của sông Volga.
Tất cả tổ hợp tượng này được thực hiện dưới cùng một kích thước 2,4x2,4x1m chiều cao của các bức tượng là 6m.
Hình khắc trên tường
H7. HÌnh ảnh khắc trên bức tường dẫn lên đồi.
Phòng Vinh quang chiến binh
H8. Phòng Vinh quang chiến binh
Dọc theo bức tường của căn phòng là những con đường nhỏ được nâng dần lên phía trên cao 2m. Các bức tường của căn phòng được ốp kính mạ vàng trên tường theo hình vòng tròn là 34 lá cờ tang được làm từ đá đỏ và tượng trưng cho tất cả những người đã hi sinh trong trận Stalingrad.
Trên các lá cờ khắc tên những người bảo vệ thành phố đã hi sinh (tất cả gồm 7.200 người). Trong gian phòng có đội lính gác danh dự. Phía trên gian phòng có treo một dải băng trên đó có in dòng chữ: “Vâng, chúng tôi là những người chết bình thường và ít ai trong chúng tôi còn nguyên vẹn, nhưng tất cả chúng tôi đã hoàn thành nghĩa vụ yêu nước của mình trước Tổ quốc-người mẹ thiêng liêng”. Trên trần của gian phòng là các hình huân chương và huy chương của Liên Xô.
Quảng trường Đau khổ
H9. Tượng đài Bà mẹ đau khổ
Tại Quảng trường Đau khổ có mộ của Nguyên soái Liên Xô, người chỉ huy Tập đoàn quân 62, hai lần Anh hùng Liên Xô V.I. Truikov.
Tượng đài chính
Công trình mang hình dáng người phụ nữ cao lớn đang tiến lên phía trước với thanh kiếm giơ cao. Đầu của pho tượng thể hiện hình tượng Tổ quốc đang kêu gọi những người con của mình chiến đấu chống kẻ thù.
H10. Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi
Về khía cạnh nghệ thuật, tượng đài được mô phỏng hình dáng của tượng Nữ thần Chiến thắng Nike trong Thần thoại Hi Lạp cổ.
Bức tượng có tổng chiều cao 85 m, gồm 52 m thân tượng, tính từ chân tới cánh tay đang giơ cao, còn thanh kiếm dài 33 mét. Nó được ghi vào Sách Kỷ lục Ginnet là tượng lớn nhất thế giới (Tượng Nữ thần Tự do ở New York cao 46 mét). Tượng được làm bằng các khối bê tông cốt thép nặng gần 8.000 tấn (5.500 tấn bê tông cộng với 2.400 tấn kim loại), không tính phần bệ nổi cao 2m và phần bệ đỡ chìm xuống đất 16 mét. Riêng thanh kiếm dài 33 mét, với trọng lượng 14 tấn được làm bằng thép đặc biệt, có đục nhiều lỗ để làm giảm áp lực gió. Ban đêm, đầu thanh kiếm được thắp sáng bằng một ngôi sao đỏ.
Đồi Mamaev ngày nay là địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Volgagrad, là nơi tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ cho các cựu chiến binh, học sinh, sinh viên và các lễ tưởng niệm chiến tranh. Nơi đây là nơi Tổ quốc ghi danh những người con đã ngã xuống và thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ với sự hy sinh to lớn đó.
Loctung.com. TT tổng hợp từ Internet