Tin tức

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

Sau khi thử nghiệm rất nhiều vật liệu hiện đại, rốt cục người ta vẫn thấy cây xanh là giải pháp che nắng hiệu quả, rẻ tiền và bền vững nhất. Ngoài tác dụng che bóng, cây xanh còn sản sinh oxy, hấp thụ CO2, nhiệt, bụi và tiếng ồn. Con người đúng là hưởng lợi vô khối từ cây xanh. Nhược điểm duy nhất của cây xanh là chúng lớn khá chậm, thường phải mất 3-5  năm cây xanh mới xòe đủ tán để che nắng. Tuy nhiên, có những loài cây sinh trưởng rất nhanh và có thể che bóng sau 1-2 năm. Hãy xem chúng là những loại cây nào nhé.

  1. Tre:

Một vài loài tre có thể cao đến 10cm/1 ngày. Nếu bạn có thể ngồi quan sát chúng  cả ngày, bạn có thể nhìn thấy chúng lớn. Thông thường, mùa xuân tre ra măng. Chúng sẽ đạt chiều cao tối đa sau 1 năm và có thể được khai thác. Những cây tre có tốc độ lan rất nhanh bởi các rễ ngầm. Chiều cao các loại tre rất khác nhau. Loài tre Điện biên , mai có thể cao đến 20m, trong khi tre vàng sọc cao chừng 10m.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H1. Tre- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

2. Hybrid poplar.

Cây dương lai này là loại thường dùng để che bóng. Thông thường chỉ mất 5 năm để cây đạt chiều cao có thể thu hoạch. Cây dương lai có thể cao đến 3m mỗi năm. Tuy chúng không cao nhanh như tre, nhưng tăng trưởng như vậy cũng rất ấn tượng.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H2. Hibrid poplar- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

3. Eastern Cottonwood

Loài cây này có thể là cây phát triển nhanh nhất ở Bắc Mỹ. Ở một số địa điểm chúng có thể cao 3-4,5m mỗi năm, và tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp. Nó có thể tiếp tục đặt trên 1,5 m mỗi năm ngay cả sau khi trưởng thành, và có thể làm như vậy khoảng một phần tư thế kỷ

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H3. Eastern Cottonwood- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

4. Cây tùng khổng lồ

Cây tùng khổng lồ nổi tiếng với kích thước khổng lồ của nó, nhưng nó cũng phát triển rất nhanh. Cây có thể cao thêm 1,2 đến 1,8m mỗi năm trong khoảng 10 năm, và sau đó có thể tiếp tục thêm vào khoảng 0,6 m mỗi năm trong vòng 30 năm. Cây tùng có thể tiếp tục mở rộng chu vi mỗi năm. Một cây tùng nổi tiếng là Cây của tướng Sherman, được các nhà nghiên cứu quan sát và thấy rằng nó đã tăng chu vi 3  inches  trong 40 năm.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H4. Cây tùng khổng lồ- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

5.  Cây keo

 

Cây keo có tốc độ lớn thật đáng kinh ngạc. Một cây keo được trồng ở Sabah, Malaysia có thể cao đến 35 feet ( 10m)  sau 13 tháng (tương đương với tốc độ 1inch/ 1ngày). Các loại keo sinh trưởng ở vùng nhiệt đới có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và nước mưa quanh năm, do đó chúng có thể sinh trưởng quanh năm.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H5. Cây keo- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

6. Cây dây leo Kudzu

Loài dây leo này có thể mọc dài ra đến 30cm/ 1 ngày. Vào mùa sinh trưởng, 1 dây leo có thể mọc dài ra đến 60 foot (18m). Loài cây này có thể bò lên tất cả mọi thứ và rất khó bị tiêu diệt. Trong khi leo lên các cây cối, chúng lại hủy diệt chính cây chủ. Loài cây leo Nhật bản này được xếp vào loại hung dữ và xâm lấn. Mặc dù đây là loại cây bản địa của Nhật bản, loài cây này đã phát tán ra khắp thế giới bao gồm cả Mỹ.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H6. Cây leo Kudzu- ảnh http://www.conservationinstitute.org/

7. Bạch đàn biến đổi gen

Bạch đàn biến đổi gen, được phát triển bởi các gen cải bắp nối với gen bạch đàn. Những cây này phát triển nhanh hơn so với các loại cây bạch đàn tự nhiên 30%, và có thể thêm 16 feet (4,8m)  một năm. Chỉ trong vòng năm năm, một số cây có thể cao đến 100 feet (30m). Cây bạch đàn biến đổi gen được một số người ca ngợi, trong khi những người khác cảnh báo rằng loài như thế này có thể dễ dàng vượt qua các sinh vật giống như kudzu xâm lấn một cách tự nhiên.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H7. Cây bạch đàn biến đổi gen. Ảnh http://static.guim.co.uk/

8. Cây còng (me tây)

Cây me tây còn có tên gọi khác là cây mưa, cây muồng ngũ, cây còng, cây muồng tím. Một loại cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ được du nhập, trồng khá nhiều nơi trên đất nước ta. Đặc biệt là tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn xưa trồng rất nhiều và hiện vẫn còn nhiều cây to lớn. Trong các khu nhà ở, trường học , bệnh viện, công trình, biệt thự thời Pháp xây dụng thường có loại cây trồng này che mát, tạo cảnh thật đẹp.

Cây me tây có tên khoa học là Samanea, họ Fabaceae, bộ đậu (Fabales). Một loại cây cho gỗ cực lớn, cao 15-25m (có thể cao tới 50 m); gốc có bạnh vè. Đường kính thân và tán cây thường rất lớn, có khi rộng đến 30m; tán lá rất rậm rạp luôn xanh, có hình mâm dù hay hình mâm xôi. Vỏ cây màu nâu đen. Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm. Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá nhỏ dài 2-4cm; lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa. Quả đậu, dẹp dài 10-15cm, không nứt, màu đà đen. Cây sinh trưởng cực nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi; cây phù hợp với đa số các loại đất; cây có khả năng chịu hạn rất cao; lượng mưa thích ứng từ 600-3000 mm. Nhưng nơi khô hạn như Phan Rang, Bình Thuận cây vẫn thích nghi rất tốt.

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

8. Cây còng. Ảnh  http://cayxanhsaigon.com/

Ngoài ra gỗ cây me tây còn được sử dụng để đóng đồ gỗ, đồ khảm chạm. Tại Hawaii gỗ me tây là một trong các gỗ đặc trưng làm muỗng, nĩa, đồ treo trên tường lưu niệm mà du khách rất thích tìm mua. Trái và lá có đến 13-18% protein nên là một nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho gia súc, dê, bò, cừu... (cây trên 5 tuổi có thể cung cấp đến 550 kg thực phẩm xanh/ năm). Ở Mỹ La tinh quả còn dùng làm nước giải khát. Nhiều bộ phận khác của cây cũng có tác dụng làm thuốc như vỏ và lá cây được dùng trị bệnh tiêu chảy ở Philippin; rễ cây dùng trị bệnh ung thư dạ dày ở Venevuela; hạt được dùng để trị vết thương ở cuống họng ở Ấn Độ.

9. Cây đa:

Cây đa(tên khác:cây đa đa,dây hải sơn,cây dong,cây da) códanh pháp hai phần(theo Bailey năm1976) làFicus bengalensis, một loài cây thuộchọ Dâu tằm(Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. TạiViệt Nam, một số người nhầm nó với cây sanhlà cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn (xem dưới đây).

Giống như nhiều loài cây thuộc chiFicuskhác nhưsi(Ficus stricta),sanh(Ficus benjamina),vả(Ficus auriculata),quả vảhoặcvô hoa quả(Ficus carica),đa lông(Ficus drupacea),gừa(Ficus microcarpa),trâu cổ(Ficus pumila),sung(Ficus racemosa),bồ đềhayđề(Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.

 

LỚN NHANH VÀ CHE BÓNG TỐT

H9. Cây đa Lam kinh. Ảnh http://static.panoramio.com/

Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó.

Cây mọc nhanh là nguồn tài nguyên lớn cho ngành công nghiệp, bởi vì chúng có thể dẫn đến khai thác bền vững, nhưng thực vật phát triển nhanh cũng có thể trở thành các loài xâm hại khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu phải thận trọng khi nuôi và ghép để tạo ra các dạng sống mới. Cây phát triển nhanh có thể giúp các nhà nông để bảo vệ môi trường nhưng chúng cũng có thể đặt ra một mối nguy hiểm môi trường.

Loctung.com TT tổng hợp