Tin tức

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

1.Cây Thủy Trúc

Tên thường gọi: Thủy Trúc, Lác Dù, Trúc Ngược

Tên khoa học: Cyperus involucratus / Cyperus alternifolius

Họ thực vậtCyperaceae (họ Cói)

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Cây Thủy Trúc phát triển rất tốt trong môi trường nước, cây có tác dụng lọc và làm sạch môi  trường nước. Cây thường được sử dụng làm cây thủy sinh để trang trí nhà cửa, sân vườn, hồ nước. Trồng trong các chậu, lọ thủy tinh, trồng trong các bể cả cảnh, hồ cá nhân tạo, trồng trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh nước. Cây Thủy Trúc vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa có tác dụng lọc không khí, lọc nước.

2. Cây sậy

Tên thường gọi : Sậy

Tên khoa học: Phragmites autralis  là loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo (Poaceae)

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Cây có hệ rễ rất phát triển, mọc cắm sâu vào lớp bùn đất tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật xung quanh phát triển mạnh, có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thu kim loại nặng trong nước thải. Ước tính, vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này nhiều như lượng vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, nhưng phong phú hơn về chủng loại 10-100 lần. Ngoài ra, không như các loài cây khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, sậy có cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong, từ ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra cả trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Nhờ vậy, rễ và cả thân cây sậy có thể tồn tại trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy do rễ sậy thải vào đất, cát được vi sinh vật sử dụng trong quá trình phân hủy hóa học.

3. Cỏ vetiver

Tên thường gọi: hương bài.

Tên khoa học: Vetiveria zizanioides L.

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

 

Công dụng: Cỏ Vetiver là một loại thực vật có bộ rễ rất phát triển, mọc rất nhanh và ăn rất sâu, bám chắc vào trong lòng đất. Chúng có đặc tính là chịu hạn và chịu nước rất tốt, đặc biệt là chúng có thể sống và sinh trưởng được trong vùng ngập nước có mức độ ô nhiễm cao.
 

Rễ của chúng có thể ăn sâu vào trong lòng đất tới 3,6m trên nền đất tốt. Bộ rễ rất lớn và dài chính là điều kiện tốt cho sự phát triển và sinh trưởng của các loài vi khuẩn và nấm, giúp cho quá trình phân hủy và hấp thụ các chất hữu cơ, Nitơ, phốt pho, kim loại nặng... Thân cỏ Vetiver mọc thẳng đứng, rất cứng, có thể đạt tới 3 m chiều cao, nếu trồng dày thì chúng tạo thành hàng rào sống, kín nhưng vẫn thoáng, khiến nước chảy chậm lại và hoạt động như một màng lọc, giữ lại bùn đất.

4. Cỏ nến:

Tên thường gọi : Cỏ nến, hương bồ thảo, bồn bồn

Tên khoa học: Typha orientalis

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Cỏ nến thường mọc thành quần xã dày đặc ở ven bờ hồ hay đầm.Các bụi Cỏ nến là nơi làm tổ của nhiều loài côn trùng, lưỡng cư và chim. Một số loài động vật như chuột xạ chuyên ăn Cỏ nến. Nhiều loài chim lại có thói quen thu nhặt lá Cỏ nến khô về làm tổ. Tập đoàn Cỏ nến có tác dụng lọc nước, làm giảm các chất thải nhất là chất hữu cơ đổ vào hồ, đầm, từ đó làm giảm khả năng hồ, đầm bị phú dưỡng. Cỏ nến còn có thể dùng để sản xuất ethanol. Rễ Cỏ nến có khả năng chống xói mòn rất tốt. Thời gian dài qua đi, cỏ nến có vai trò tích cực trong việc làm khô đầm lầy.

5. Cây bèo tây

Tên thường gọi: Bèo tây, lục bình, lộc bình, bèo Nhật bản

Tên khoa học: Eichhornia crassipes

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Bèo tâylà một loàithực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, Cây bèo tây mọc cao khoảng 30 cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài,hẹp. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m.

Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Có 6 nhuỵ gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn, quả nang. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá.

Cây bèo tây sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần.Sống ở cả trên cạn và dưới nước

Ở dạng tự nhiên, loại bèo này có tác dụng hấp thụ nhữngkim loại nặng (như chì,thủy ngân  strontium) và vì thế có thể dùng để khử trừô nhiễm môi trường.

6. Rau mác:

Tên thường gọi: Rau mác

Tên khoa học Monochoria hastata

Công dụng :  là một loài thực vật có hoa trong Họ Lục bình (Pontederiaceae).Có nguồn gốc ở Châu Á và trên nhiều quần đảo Thái Bình Dương, là loài cỏ dại quan trọng trên ruộng nước ngọt trũng thấp.

Ở Việt Nam cây rau mác xuất hiện trên cả nước lẫn cạn. Ở Nam Bộ cây rau mác sống hoang dại trên các ruộng đất trũng thấp ở ĐBSCL.

Trong số 5 loài Rau Mác thuộc họ Pontederiaceae (Lục bình), chuyên sống ở ruộng nước, ao hay mương lạch nước sâu thì cây rau Mác thon (Monochoria hastata) có dạng lá và hoa đẹp nhất.

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

-Thân: Rau mác thon là nê thực vật (cây có rễ, củ ngầm dưới nước, sình lầy), thân đứng ngắn.

-Rể: Rể chùm mọc từ thân ngầm, màu trắng, mọc sâu trong bùn.

-Lá: Lá có cuống cao giúp vươn lên khỏi mặt nước, dài 25-50 cm. Phiến lá hình tam giác dạng mũi tên, dài 4-26cm, rộng 4,5-10 cm, màu lục.

-Hoa: Phát hoa thành chùm ngắn, gần như nằm trên cuống lá. Cụm hoa là chùm ngắn, dày, hoa màu lam, rộng 1,5cm; lá đài 3; cánh hoa 3, rời, giống như lá đài; nhị 5, màu vàng, 1 nhị to màu tím; bầu 3 ô. Hoa màu xanh lam rất đẹp. Ra hoa quanh năm.

-Quả: Quả nang nhiều hạt.

7. Cỏ đuôi ngựa:

Tên thường gọi:

Tên khoa học: Equisetum arvense

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Cỏ đuôi ngựa (horsetail), một loại cây khá độc đáo, đã được các nhà thảo mộc học chú ý nghiên cứu cặn kẽ. Cỏ có hai hình thái : một loại mọc vào đầu muà xuân trông giống như cây măng tây (asparagus), còn loại kia thì mọc vào muà hè, thân cây mảnh mai trông giống như đuôi chim. 
Loài người biết và sử dụng cỏ đuôi ngựa từ nhiều thế kỷ trước. Thật vậy, người ta dùng cỏ đuôi ngựa để cầm máu, bó gẫy xương, trị phong thấp, viêm khớp xương và giúp lợi tiểu.
Cỏ đuôi ngựa có hàm lượng silicic acid và silicates khá cao. Ngoài ra cỏ còn chứa kali, aluminum, manganese... và một số chất phụ thuộc. Những thứ này giúp cơ thể đào thải bớt lượng nước dư thưà (lợi tiểu). Silicates trong cỏ đuôi ngựa tăng cường sự liên kết các mô cơ để chống lại các chứng viêm khớp.
 
Một số chuyên gia về thảo mộc học tin rằng nồng độ hữu cơ được tìm thấy trong cỏ đuôi ngựa có thể giúp cho sự tái tạo sụn và xương (cho việc bồi dưỡng chứng móng tay giòn, tóc gẫy rụng, da khô v.v...)
Gần đây cỏ đuôi ngựa đã được nghiên cứu về tính hữu dụng của nó qua sự liên kết điều trị các chứng viêm khớp, chứng loãng xương, cũng như các chứng bệnh khác có liên quan tới xương và sụn, do có sẵn một hàm lượng đáng kể silica và calcium, là hai thành tố của xương./.

8. Cây lưỡi mác

Tên khoa học: Echinodorus cordifolius

Họ thực vật: Alismataceae (họ Từ Cô)

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Cây Lưỡi mác chịu được bóng, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nước và đầy đủ ánh sáng, thường được trồng làm cây thủy sinh trong các ao, hồ nhân tạo, hay sử dụng cây trong các tiểu cảnh nước sân vườn biệt thự rất phù hợp. Cây lưỡi mác cũng được dùng làm cây cảnh trang trí hồ cá trong các quán café, nhà hàng.

9. Cây diên vĩ 

Tên thường gọi: Cây diên vỹ

Tên khoa học: Iridaceae

MỘT SỐ LOẠI CÂY LỌC NƯỚC VÀ TRANG TRÍ CHO BỂ BƠI TỰ NHIÊN

Công dụng: Đã từ lâu, hoa Diên Vỹ  được lựa chọn là quốc hoa của nước Pháp với ý nghĩa tôn giáo, 3 cánh hoa tượng trưng cho Chúa 3 ngôi – sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần. Cánh hoa còn giống như dáng một chú chim đang bay lên trời nên Iris luôn được coi là biểu tượng của thần linh.

Hoa Diên Vỹ ra hoa chủ yếu vào mùa hè, khả năng chống chịu với thời tiết tốt nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Cây Diên Vỹ phát triển tốt, có thể sống trong đầm lầy hoặc trên cạn đều được.

2016.05.02. TT tổng hợp