Tin tức

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

Rồng là biểu tượng quen thuộc, gắn liền với chế độ phong kiến đã duy trì hàng nghìn năm ở Việt nam. Bởi Rồng tượng trưng cho uy quyền, sự linh thiêng cao quý, tượng trưng cho thiên tử…nên hình tượng rồng thường xuất hiện trong các công trình cho vua chúa, những vật dụng cho vua dùng như: thềm rồng, sân rồng, long sàng, long bào…Rồng là biểu tượng dành riêng cho vua chúa, dân thường không được sử dụng. Từ khi chế độ phong kiến chấm dứt, rồng trở thành biểu tượng cho sự trang trọng, uy nghi. Do đó hình tượng rồng được sủ dụng nhiều trong dân gian, nhất là các công trình nhà thờ họ, đền chùa, lăng mộ…HÌnh tượng rồng lúc này tượng trưng cho quá khứ vàng son, cho sự phát triển của dòng họ. Những nghệ nhân dân gian đã được thỏa sức tưởng tượng để tạo ra những tác phẩm rồng để trang trí cho công trình, từ đầu đao, com kìm trên mái hay đôi rồng chầu hai bên bậc thềm, rồng chạm trên cột nhà hay trên những vì kèo… Rồng không mất đi, nó vẫn sống một cuộc sống mới, đem theo hy vọng của người dân về một tương lai sung túc, thịnh vượng.

Trong không gian ngoài nhà, rồng thường xuất hiện hai bên tam cấp, thay thế cho lan can- thềm rồng. Đặc trưng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều khiến cho ngôi nhà dân gian Việt Nam thường có nền cao hơn nhiều so với sân. Thông thường từ sân lên nhà là ba bậc (tam cấp), đôi khi để tăng vẻ bề thế là năm cấp hoặc nhiều hơn. Những con rồng được đặt hai bên tam cấp này thường được chế tạo bằng đá nguyên khối hoặc được xây bằng gạch, trát vữa rất khéo léo. Tùy thuộc độ dài của tam cấp mà hình dạng rồng sẽ thay đổi cho phù hợp. Hình tượng rồng đã được phát triển và thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Chúng đem trong mình cả những quan niệm về tôn giáo, chính trị, như là một biểu tượng của chế độ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này căn cứ vào các di vật hiếm hoi còn sót lại tại các cung điện, lăng tẩm ...

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
HÌnh tượng rồng thời Lý: thân tròn trơn uốn khúc hình sin Lá đề đất nung có hình rồng thời Lý- di tích Hoàng thành Thăng Long

 

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
Rồng đá thời Trần thân mập hơn, vòi mũi ngắn hơn, móng vuốt ngắn và to hơn Rồng đá chùa Phổ Minh

 

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
Rồng đá thời Lê sơ thay thế vòi bằng mũi , có tư thế rất đặc biệt là 1 tay vuốt râu Rồng đá ở Cổ loa- Đông Anh Hà Nội
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
Rồng thời Lê Trung Hưng được cách điệu cao, các râu bờm, vây lửa được duỗi thẳng sắc nhọn theo kiểu đao mác Rồng đá bậc thềm điện Kính Thiên- Hà Nội
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT
Rồng thời Nguyễn có đặc trưng là đuôi xoáy, thân thường vồng hai khúc và nhỏ dần về đuôi, mũi to, mõm ngắn, râu bờm uốn lượn… Rồng đá bậc thềm điện Long An (Bảo tàng cổ vật Huế)

Có thể thấy trong các hình tượng trên, rồng thời Lý, Lê Trung hưng và rồng thời Nguyễn là những hình ảnh dễ phân biệt nhất. Rổng thời Lý thân tròn trơn uốn lượn hình sin, đầu có vòi, miệng ngậm ngọc. Rồng thời Lê Trung hưng có râu bờm duỗi thẳng sắc nhọn theo kiểu đao mác. Rồng thời Nguyễn có mũi to, đuôi xoáy, râu bờm uốn lượn. Các tác phẩm rồng có thể lai các đặc điểm của các thời kỳ, nhất là giai đoạn chuyển tiếp.

Kế thừa và phát huy những tinh hoa mà ông cha để lại qua các tác phẩm rồng, hiện nay các nghệ nhân đã chế tác nhiều đôi rồng đẹp trên bậc tam cấp.

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

Rồng thềm bậc được chế tác theo hình tượng rồng thời Lý, thân uốn khúc hình sin, miệng ngậm ngọc

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

HÌnh dạng rồng cũng được biến đổi cho phù hợp với chiều dài của bậc thềm.

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

Rồng đá được chế tạo theo hình ảnh rồng thời Nguyễn, đuôi xoáy, thân có nhiều khúc uốn lượn để phù hợp chiều dài bậc tam cấp.

Các nghệ nhân cũng sáng tác những hình ảnh rồng cách điệu như mây hóa rồng, lá hóa rồng, cúc hóa rồng để tăng tính trang trí, giảm bớt vẻ dữ tợn của hình tượng rồng. Kiểu trang trí này thường áp dụng cho những công trình nhà thờ họ, lăng mộ, công trình văn hóa du lịch

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

HÌnh tượng rồng cách điệu, mây hóa rồng

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

HÌnh tượng rồng cách điệu, mây hóa rồng

THỀM RỒNG- TIẾP NỐI ĐỜI SỐNG NHỮNG LINH VẬT

HÌnh tượng cách điệu cúc hóa rồng

Có thể nói, mơ ước về một tương lai phát triển như rồng bay (thăng long) không bao giờ tắt, do vậy hình tượng rồng vẫn sống mãi và hiện diện ở quanh chúng ta. Hiểu về nó để yêu nó và vận dụng nó cho phù hợp là cách để những linh vật này sống mãi.

224.2.18.Loctung.com.

Ảnh tham khảo từ vansudia.com và Internet