Tin tức

THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG LINH VẬT KHMER

Đến Thành phố Sóc trăng theo tua du lịch miền Tây Nam bộ, tôi không khỏi ngạc nhiên về mức độ hào phóng của những phù điêu nghệ thuật. Phù điêu trải rộng trên tường rào, ở tường nhà với các loại hoạ tiết hoa văn, sinh hoạt. Đặc biệt các ngôi chùa Khmer ở đây quả là bữa tiệc với những phù điêu, tượng trang trí từ ngay ngoài cổng đến tận bậc thềm, từ móng đến mái nhà, màu sắc vô cùng rực rỡ. Ngoài các hoạ tiết hoa văn hình hoa cúc, hoa sen, hình lửa, hình dây lá, chùa Khmer còn được trang trí bởi rất nhiều linh vật như Reahu, rắn thần Na ga, tiên nữ… Tất cả đều mang những ý nghĩa đặc biệt và được xếp vào những vị trí đặc biệt.

Vòng ngoài bảo vệ của chùa Khmer thường có tường rào, cổng. Trên cổng thường đắp mặt Reahu, trên tường rào thường đặt tượng chằn. Chằn tinh là biểu tượng của quỷ dữ. Tuy nhiên, được sự cảm hoá của đức Phật, Chằn Tinh đã đem sức mạnh của mình để bảo vệ cõi Phật, chống lại những thế lực hắc ám khác.

THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG LINH VẬT KHMER

H1- Tượng Chằn tinh bên ngoài chùa Khleng- thị xã Sóc Trăng- Ảnh NHT

 

Lớp thứ hai bên ngoài chùa là sân và hiên, tượng trưng cho thế giới hiện tại. Lớp này thường được trang trí tượng chim Krud ở phía trên các cột, tiếp giáp với mái, giơ tay đỡ mái. Chim Krud là chim thần trong thần thoại Khmer, có sức mạnh vượt thời gian nhờ có ngậm ngọc trong miệng mỗi lần di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chim Krud có cơ thể người cân đối, mỏ ngậm viên ngọc, đầu đội mũ, mặt như cú, 2 cánh nhỏ mọc ra từ bụng, mặc quần ngắn, chân có móng quặp xuống.

THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG LINH VẬT KHMER

H2- Tượng chim Krud đỡ mái chùa Dơi- Ảnh NHT

Một số chùa cũng có hình Nepanom là tiên nữ có tư thế chống tay lạy trước ngực, luôn cầu chúc cho mọi người được an vui hạnh phúc- đỡ dưới mái hoặc chạm trên vòm cổng. Tiên nữ là hình tượng nhân vật có phúc bay lượn khắp trần gian để chúc phúc cho mọi người. Sản phầm canh no đỡ mái là tạo hình giai đoạn cuối cùng của sự chuyển tiếp từ nanh chống bằng gỗ rồi tới hình cong và có khắc Ê ra tên tôi và cuối cùng là Canh no.

Trên cửa vào chính điện thường được chạm hình mặt Reahu. Theo truyền thuyết của người Khmer, Reahu muốn nuốt mặt trăng nhưng không nuốt trôi, nếu khạc ra ở miệng thì sẽ được mùa lớn, nếu trăng ra ở nách thì đói. Người Khmer thường chạm hình Reahu với mặt trăng ở miệng để cầu được mùa.

THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG LINH VẬT KHMER

H3- HÌnh Reahu chạm trân đầu hồi và trên cửa đi- Ảnh NHT

Trên mái chùa Khmer, phía đầu hồi chính điện thường được trang trí phù điêu Sách- Stra Chơn

Pen của tam giác Hô cheang. Theo người Khmer, Chùa có ý nghĩa quan trọng. Chùa là trường học và các vị sư là những nhà giáo dục. Tại chùa đều có thư viện, nơi lưu giữ các bộ sách cổ và tam tạng kinh. Nơi đây cũng là bảo tàng mỹ thuật và lịch sử, nơi duy nhất trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của các nghệ nhân dân gian Khmer. Với người Khmer, những vật quý đều được đặt trân trọng trên một cái khay gọi là Chơn- pen. Vậy Sách tra là kinh sách quý, là khuôn phép mẫu mực về trí tuệ và đạo đức. Vậy biểu tượng trên đầu hồi có ý nghĩa giới thiệu chùa là nơi bảo tồn, lưu truyền khuôn phép mẫu mực về trí tuệ, đạo đức.

Trên các sống mái có chạm khắc hình rắn thần Nara, tượng trưng cho nước để bảo vệ ngôi chùa không bị hoả hoạn.

 

THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG LINH VẬT KHMER

H4- Đầu hồi chùa Khmer và biểu tượng Sachtra- Chơnpen- Ảnh

 

Nhìn ngắm những bức tượng linh vật được chạm khắc công phu người ta không khỏi thầm cảm phục những nghệ nhân đã thổi hồn vào đó. Có lẽ người xưa không khỏi ngậm ngùi trước kiếp đời ngắn ngủi nên đã gửi gắm trong đó những thông điệp, những lời chúc an lành cho những thế hệ mai sau.

                                                                                                         Thanh Tùng- Bài viết có bản quyền của trang web loctung.com